#Vietnam_army
Trải qua 70 năm phát triển và trưởng thành, đến nay Công binh Việt Nam được trang bị nhiều phương tiện và thiết bị hiện đại khác nhau.
Xe công binh IMR-2
Hiện nay, Binh chủng Công binh Việt Nam đang được trang bị 2 chiếc xe công binh công trình hạng nặng IMR-2M, tiếp nhận trong giai đoạn 2005 – 2006. IMR-2 là loại xe công binh công trình hạng nặng chuyên dùng để phá chướng ngại vật được chế tạo dựa trên khung gầm xe tăng T-72A.
IMR-2 được thiết kế với nhiệm vụ đảm bảo sự di chuyển thông suốt của các đơn vị quân đội qua khu vực bị phá hủy trong vùng chịu ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân, các bãi mìn cùng chướng ngại vật gây nổ, khi cần thiết còn có thể sử dụng phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Xe có tốc độ dọn đường hành quân dã chiến: Qua địa hình nhiều cây cối đổ ngã: 0,35 – 0,4 km/h; Qua địa hình đất đá bị cày xới: 0,28 – 0,35 km/h; Qua bãi mìn: 5 – 12 km/h; Tốc độ thông đường dã chiến cho đoàn xe vận tải: tới 12 km/h.
Năng suất lấp mương rãnh và chuẩn bị đường lên xuống: 350 – 360 m3/h; năng suất đào hầm 200 – 250 m3/h; năng suất chuẩn bị bến vượt có dốc xiên cao tới 6 m: 350 – 400 m3/h; năng suất bốc xúc, di chuyển đất đá 15 – 20 m3/h. Sức cẩu 2.000 kg; bán kính cẩu tối đa 8 m.
Khí tài chuyên dụng của xe gồm có lưỡi ủi đa năng; thiết bị dạng mũi tên; lưới quét mìn có bánh xe dạng dao lắp chìm với khí tài quét mìn cùng chốt ngòi nổ và phần điện từ nối thêm. Thiết bị mũi tên gồm sàn quay, tháp thao tác, tay cần dạng ống lồng, cánh tay kẹp.
Thiết bị phá mìn được lắp ở phía sau xe gồm có bộ phận dẫn hướng trái – phải với các loại mìn mồi. Phần lưỡi ủi đa năng có thể giúp IMR-2 đảm nhiệm các vai trò: máy cày, máy đặt và máy đào (ủi). Trên tháp thao tác lắp súng máy PKT 7,62 mm; ngoài ra xe còn được trang bị hệ thống chữa cháy tự động và lựu đạn khói.
Cánh tay kẹp được xem là bộ phận quan trọng nhất của IMR-2, giúp chiếc xe công binh này có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ mở đường. Cánh tay kẹp có khả năng nhặt và giữ vật thể nhỏ kích cỡ tương đương bao diêm (ví dụ như mảnh chất phóng xạ) đồng thời thực hiện được thao tác của các loại gầu ngoạm, gầu xúc, gầu múc và tay gạt.
Phà tự hành GSP
Phà tự hành GSP có tải trọng giới hạn 52 tấn. Trọng lượng phà vào khoảng 34,6 tấn. Phà có chiều dài 12m, có chiều rộng khi mở thuyền 12,63m, chiều rộng khi mở vệt cầu là 21,54m và sức nổi khi có tải của phà đạt 52 tấn.
GSP được bố trí động cơ diezen 4 kỳ, kiểu V6K, có công suất 240 mã lực. Phà di chuyển trên cạn bằng bánh xích, như với các loại xe bánh xích thông thường với tốc độ trung bình: Đường nhựa là 40km/giờ; đường đất khoảng 16km/giờ.
Phà tự hành GSP có thể di chuyển ở nơi đường gập nước có dốc lên tới 25 độ và lên bờ dốc 20 độ. Phà có khả năng vượt dốc trong điều kiện nền đường khô, đất nền cứng lên tới 150 độ, đồng thời có khả năng vượt các hào rộng 2,5m, vượt tường cao 0,65m.
Phà tự hành GSP hoạt động và di chuyển dưới nước nhờ vào 2 chân vịt bố trí ở phía sau, tương tự như một ca nô quân sự khác. Tốc độ di chuyển dưới nước không tải vào khoảng 10-11km/giờ. Tốc độ di chuyển có tải dưới 52 tấn vào khoảng 6-8km/giờ.
Phà có thể di chuyển trong điều kiện lưu tốc dòng chảy và lưu tốc nước nhỏ hơn 2,5m/giây trở xuống. Trong một giờ làm việc, động cơ tiêu thụ khoảng 30 đến 35 lít nhiên liệu.
Kíp phà gồm 2 chiếc và có 6 người sử dụng (1 chỉ huy, 2 lái phà và 3 chiến sĩ phục vụ). Để chuyên chở được một xe tăng thì cần 2 phà tự hành GSP phối hợp.
CẦU PHAO PMP
Bộ cầu phao PMP là bộ cầu phao do Liên Xô chế tạo dùng để bắc cầu hoặc làm phà đảm bảo vượt sông, bộ cầu này đã được trang bị cho quân đội của nhiều quốc gia trên thế giới. Cầu rộng 8m, trừ thành cầu còn 6,5m, đủ cho 2 làn xe. Như vậy, nếu xe cách nhau 30m thì xe 25 tấn vẫn có thể cùng lúc qua cầu từ 2 đầu.
CẦU TMM:
Cầu TMM là một trong những loại cầu xung kích, đảm bảo cho Sư đoàn bộ binh cơ động, nhanh chóng vượt qua các chướng ngại vật hẹp (sông, suối, khen cạn…). Cầu cho phép các loại xe xích trọng lượng 60 tấn, di chuyển với tốc độ 15 km/giờ và xe bánh lốp có tải trọng lên trục không quá 11 tấn, hành quân với tốc độ từ 20 đến 25 km/giờ.
Một bộ cầu TMM-3M gồm 4 xe, trong đó mỗi xe có trọng lượng là 20,4 tấn. Cầu TMM có chiều rộng 3,22m và cao 3,55m. Độ dốc dọc cho phép nơi hạ chân trục xe nhỏ hơn 10 độ và độ dốc ngang cho phép là nhỏ hơn 6 độ. Độ dốc dọc cho phép nơi đặt trụ cầu trung gian nhỏ hơn 30 độ và độ dốc ngang nhỏ hơn 20 độ. Trọng lượng nhịp cầu là 4,4 tấn.
Bộ đội công binh đã sử dụng cầu TMM giúp các lực lượng của ta cơ động nhanh để tiếp cận địch, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, bảo đảm cho 5 cánh quân trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến vào Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Nguồn: https://gameauland.com/
Xem thêm bài viết khác: https://gameauland.com/tin-tuc
Xem thêm Bài Viết:
- Bật mí cách tải Fifa online 4 chuẩn đến từng thao tác
- Bấn loạn cùng game đại chiến Anime Nhật Bản
- Bật mí bạn cách tải free fire trên laptop đơn giản nhất
- Free Fire Zin | Chỗ Núp Hoàn Toàn Mới Khu Vực Núp Xưởng Cơ Khí Siêu Thần Bí Auto Top 1 | Hoàng Zin
- Yêu Anh Chỉ Là Trò Đùa – Tập 06 THE END || Phim Thái Lồng Tiếng
Ko biết đoà đất gan gà mag xưa minh đi lính chọc sà benh toé lửa liệu có oki ko
Tuyệt vời nhất.Những khí tài hiện đại nhất thế của các bạn Liên Xô viện trợ cho ta 1980 lúc đó còn rất bí mật giờ mới được công khai trên phương tiện đại chúng đến giờ vẫn còn rất hiện đại do chúng ta bảo quản rất tốt hàng ngày chúng tôi chỉ ăn rồi đi tập huấn và lau chùi không một vết bụi.Tôi là thế hệ những người lính đầu tiên đã từng ngày đêm bên những xe chở đốt phà lúc đó đang chiến tranh biên giới Việt Trung